khach san bac ninh

Bac Ninh Tin tuc tong hop san pham lang nghe doanh nghiep Bac Ninh

Trang chủ > Sản phẩm > Tranh dân gian

Tranh chuột rước rồng (37cm x 26cm)

Tranh chuột rước rồng
Tranh chuột rước rồng
Mã sản phẩm:

BN28110

Xuất xứ:

Việt Nam

Làng nghề:

Tranh dân gian Đông Hồ

Trạng thái:

Còn hàng

Giá:

30,000 VND

Giảm giá:

0%

Thông tin chi tiết

Tranh cho thấy loài chuột cũng không khác loài người bao nhiêu trong sự đón Xuân.
Cứ bóc tách từng lớp nang văn hoá hiện trên mỗi bức tranh Đông Hồ cũng đủ cho chúng ta thấy vốn liếng văn hoá Việt thuần khiết và trong sáng, đa dạng và vô cùng độc đáo.
Các nghệ nhân Đông Hồ đã chuyển hóa những lời hay - ý đẹp, những kinh nghiệm đúc rút trong cuộc sống từ ngàn đời để lại vào tranh dân gian với những cách thể hiện rất riêng:
Những ai đã yêu thích tranh Đông Hồ hẳn rất quen thuộc với các tranh gà: Gà mẹ con, gà đại cát, gà dạ xướng, kê cúc. Chẳng hạn bức "Gà thủ hùng".
Theo sử sách xưa kể lại, vào khoảng năm 1915 cụ Chánh Hoàn gả con gái cho một anh Phán, Cụ Đám Giác ( tên thật là Nguyễn Thể Thức (1882 - 1943) là một nghệ nhân sáng tác nổi tiếng của Đông Hồ. Ngoài tranh về cuộc sống ở nông thôn cụ còn vẽ nhiều tranh truyện tranh phong cảnh, tranh tố nữ...)đã mừng đám cưới bằng một mẫu tranh mới: một gia đình gà gồm gà trống, gà mái và đàn con. Bằng ngôn ngữ ước lệ, các con gà được cách điệu hóa, chúng sống động mà không cần giống thực. Gà mái có bố cục theo đường xoắn ốc - tạo nên sự nũng nịu. Gà trống được đặt trong một hình thang, đáy lớn nằm trên - tạo nên tư thế chủ gia đình, che chở cho gà mái và đàn con. Bức tranh gợi không khí hạnh phúc, đầm ấm trong một gia đình. Trên tranh có dòng chữ nôm "Lắm con nhiều cháu, giống cánh giống lông" một lời chúc thật sâu sắc! Bức tranh này được xây dựng từ câu phương ngôn: "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh".
Con trâu "đầu cơ nghiệp của nhà nông", cũng được các nghệ nhân Đông Hồ dành nhiều tâm huyết.Tranh cưỡi trâu thổi sáo có chữ: "Hà diệp cái thanh thanh" (Lọng lá sen xanh xanh). Một tàu lá sen dựng đứng như chiếc ô - ý tưởng thật thú vị. Con trâu nghển cổ thưởng thức tiếng sáo, tư thế, dáng vẻ của nó khiến ta cùng nghe thấy tiếng sáo réo rắt, thấy bầu trời trong xanh lồng lộng, thấy cuộc sống thanh bình... Tranh cưỡi trâu thả diều có chữ "Vũ thu phong nhất tướng" (Một hình ảnh gió thu múa). Một cậu bé nằm ngửa trên lưng trâu thả diều... thật thú vị. Một câu phương ngôn về trẻ chăn trâu: " Đầu đội nón mé như lộng che - Tay cầm cành tre như roi ngựa". Thực tế khó có thể nằm trên lưng trâu mà dong các diều bằng nón mê như vậy? Thế mà ngắm tranh ta vẫn thấy khoái! Bức tranh thả diều còn có hai dị bản khác, một bức có chữ "Vũ thu phong nhất dực" (gió thu múa, một cánh), bức kia có chữ "Nhất tương phúc lộc điền" (một hạnh phúc của nhà nông) - cũng thú vị không kém.
Xuất phát từ câu phương ngôn: "Tre già măng mọc" nghệ nhân Nguyễn Thể Thức có đôi tranh, bức thứ nhất có tên: "Cử chỉ hữu cương thường", trên đó có câu thơ: "Tre già dẻo đã có thì - còn phần tráng trực để tùy người sau". Bức kia có tên: "Kim ngân hóa luật lệ" với câu thơ: "Lệ luật thì giáp là trên - Kim ngân hóa ắt vượt lên ai bì".
Trải qua nhiều thăng trầm, lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một, làng tranh cũng thay đổi nhiều: Trong những năm kháng chiến chống pháp, khi cả nước điêu linh, Đông Hồ cũng rơi vào cảnh đạn bom lay lắt, làng tranh bị giặc đốt phá tan hoang, người dân trong làng lo chạy loạn khắp nơi, các bản khắc tranh cũng bị thiêu cháy rụi. Nghề tranh từ đó cũng bị gián đoạn. Hoà bình lập lại (1954) làng tranh được khôi phục. Nhiều tổ hợp tác sản xuất tranh Đông Hồ được thành lập, đây cũng là thời điểm tranh Đông Hồ được xuất khẩu sang các nước XHCN đạt kết quả cao. Nhưng từ năm 1985- 1990, do tác động của nền kinh tế thị trường, nhu cầu thẩm mỹ của người dân thay đổi, việc xuất khẩu tranh gặp nhiều khó khăn. Người dân làng tranh chuyển dần sang làm hàng mã. Nghề làm tranh tồn tại yếu ớt, chỉ còn lẻ tẻ một vài gia đình bám trụ với nghề tranh như: gia đình ông Nguyễn Đăng Chế, gia đình ông Nguyễn Hữu Sam… Đến nay, nhờ công gìn giữ của các nghệ nhân ấy mà tranh dân gian này được khôi phục lại. Cùng với nhiều sáng tạo mới mẻ, tranh dân gian Đông Hồ lại chiếm được cảm tình của nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến mảnh đất văn vật hữu tình này.
Giá trên áp dụng cho kích thước 26 x 37 cm, không kèm khung.
Các kích thước khác (cm):
37 x 52
50 x 77
79 x 109
Có mành tre cho kích thước 26 x 37.
Khung được làm bằng tre (hun khói), gỗ.